Học sinh làm dự án được thay thế bài kiểm tra học kỳ

0:00 / 0:00
0:00
Học sinh biểu diễn nhạc cụ truyền thống
Học sinh biểu diễn nhạc cụ truyền thống
TPO - Bản sắc dân tộc với người trẻ là một trong những giá trị được đề cao, thể hiện xuyên suốt trong chương trình học tập của học sinh với nhiều dự án học tập liên môn độc đáo. Điều đặc biệt là học sinh làm dự án sẽ được tính điểm thay thế bài kiếm tra học kỳ.

Trong dự án liên môn Ngữ văn - Âm nhạc nghệ thuật - Mỹ thuật - Tin học, các thầy cô trường phổ thông liên cấp Olympia đã đưa học sinh khối 11 khám phá không gian văn hóa của dân tộc Thái trên địa bàn huyện Mộc Châu, Hòa Bình trong dự án học tập liên môn “Tôi là ai giữa cội nguồn dân tộc.”

Chuyến đi tới huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La này là “chương hai” trong dự án “Tôi là ai giữa cội nguồn dân tộc” đã được triển khai lần đầu vào năm lớp 10 khi học sinh được tìm hiểu về văn hóa Mường. Hành trình lần này đã mở ra những tri thức bản địa và văn hóa đặc trưng của người Thái trên địa bàn huyện Mộc Châu.

Cô Minh Thủy, tổ trưởng môn Ngữ văn Trung học phổ thông Olympia, đồng thời là trưởng ban tổ chức chuyến đi cho hay khi triển khai dự án, thầy cô mong muốn học sinh sẽ biết và hiểu thêm về văn hóa một tộc người, có thêm một góc nhìn và cách tiếp cận giá trị, bản sắc văn hóa của một vùng miền, xứ sở để có cái nhìn toàn diện, tổng quan, trung thực hơn khi bàn về văn hóa các dân tộc thiểu số tại Việt Nam. Người Thái sinh sống và cư trú chủ yếu ở miền núi phía Bắc và tây Bắc các tỉnh Nghệ An, Thanh Hóa. Được trải nghiệm thực tế sẽ giúp học sinh nhận diện được cả đặc điểm tộc người lẫn văn hóa, địa lý, không gian văn hóa.

Bản sắc Việt

Viết tiếp những câu chuyện về giá trị “Bản sắc Việt” tại Olympia, học sinh khối 11 có cơ hội tìm hiểu về vẻ đẹp địa phương, nơi hơn một nghìn năm qua đã chứng kiến nhiều dấu ấn thăng trầm của lịch sử, văn hóa. Và đó là lý do, dự án “Hà Nội trong mắt tôi” ra đời.

Đây là dự án nội môn của bộ môn ngữ văn với mong muốn giúp học sinh có thể khám phá những nét đẹp của thủ đô Hà Nội, nhìn ra được những đặc trưng, giá trị văn hoá truyền thống; sự hội nhập, thích nghi và thay đổi, phát triển của Hà Nội để một mặt giữ được Bản sắc văn hoá truyền thống, mặt khác có thể hội nhập toàn cầu. Dự án đã giúp học sinh đi qua những lăng kính đa chiều của một thành phố cổ kính, giúp học sinh hiểu hơn nhiều giá trị của thành phố: Những góc nhìn nhân văn, những chứng nhân lịch sử, những tầng sâu văn hóa khuất lấp sau từng nếp gấp thời gian.

Học sinh sẽ báo cáo sản phẩm bằng nhiều hình thức như làm poster, những bài thuyết trình, xây dựng các mô hình nhà cổ, hùng biện cá nhân, biểu diễn nghệ thuật và đặc biệt là sân khấu hóa ý tưởng qua tiết mục kịch mang tên “Hà Nội - Miền ký ức”.

Bận rộn trong những ngày tháng cuối chuẩn bị bước chân vào cánh cổng đại học, những cô cậu học sinh lớp 12 vẫn say mê cùng một dự án học tập môn Địa lý mang tên “Dấu ấn Việt Nam”.

Ngô Trần Đại Phúc, học sinh lớp 12, cho biết nhóm của em làm đề tài đồng bằng sông Hồng trong dự án "Dấu ấn Việt Nam" để lấy điểm cuối kỳ cho môn Địa lý.

Phúc cho biết phần chuẩn bị của nhóm thuộc dự án "Dấu ấn Việt Nam", được học sinh khối 12 và giáo viên Địa lý thống nhất thực hiện từ trước Tết. Kết quả dự án sẽ là căn cứ để chấm điểm cuối kỳ (hệ số 3) thay cho bài kiểm tra.

Học sinh khối 12 được chia làm 14 nhóm, mỗi nhóm 4 người cùng tìm hiểu về các vùng kinh tế của Việt Nam. Từ khi nhận được thông báo đến hôm nay, các em phải cùng nghiên cứu, lên ý tưởng thuyết trình, trưng bày và trải qua nhiều lần báo cáo với giáo viên, nghe cô góp ý và tiếp tục tìm hiểu chuyên sâu để đưa ra được những sản phẩm học tập hoàn chỉnh, phục vụ cho dự án.

Cô Nguyễn Thị Trinh, giáo viên Địa lý khối 12, cho biết vẫn thường xuyên tổ chức các hoạt động trải nghiệm, dự án môn học hay dự án liên môn thay thế cho một số bài kiểm tra bởi nhà trường nêu rõ quan điểm "giáo viên không nhất thiết phải đánh giá học sinh bằng bài kiểm tra trên giấy".

Theo thông tư mới nhất của Bộ Giáo dục và Đào tạo về sửa đổi, bổ sung một số điều của quy chế đánh giá, xếp loại học sinh THCS, THPT, có hiệu lực từ 11/10/2020, việc kiểm tra, đánh giá thường xuyên có thể được thực hiện trực tiếp hoặc trực tuyến thông qua hỏi - đáp; viết ngắn; thuyết trình; thực hành, thí nghiệm, sản phẩm học tập gắn với chủ đề dạy học cụ thể.

Kiểm tra, đánh giá định kỳ (giữa kỳ và cuối kỳ) cũng được đa dạng hóa thông qua bài kiểm tra (có thể thực hiện trên giấy hoặc trên máy tính từ 45 đến 90 phút, đối với môn chuyên tối đa là 120 phút), bài thực hành, dự án học tập. Đây là điểm mới mà thông tư cũ không có.

MỚI - NÓNG
Ga Hà Nội sẽ thành ga đường sắt đô thị nội đô
Ga Hà Nội sẽ thành ga đường sắt đô thị nội đô
TPO - Sở GTVT Hà Nội vừa báo cáo thành phố việc rà soát và đưa ra định hướng xây dựng các dự án đường sắt đô thị, đường sắt quốc gia trên địa bàn. Theo đó, từ nay đến năm 2035, các tuyến đường sắt quốc gia sẽ di dời ra ga đầu mối Ngọc Hồi, ga Hà Nội sẽ trở thành ga đường sắt nội đô.