Đồng hành cùng con sử dụng Internet an toàn (6-11 tuổi)
21 September, 2021
An toàn Internet, hay An toàn trực tuyến, được coi là kiến thức tối đa hóa an toàn cá nhân của người dùng về thông tin cá nhân, tài sản liên quan đến việc sử dụng internet và tự bảo vệ khỏi các rủi ro và tổn hại trên mạng nói chung.
Để có thể đồng hành và bảo vệ con an toàn trên mạng Internet, cha mẹ nên nhớ một số các nguyên tắc sau:
Tôn trọng và công nhận trẻ có quyền
Hãy nhớ rằng cấm đoán không mang lại kết quả, và thực tế, việc cấm đoán đôi khi cũng vi phạm quyền trẻ em, bởi vì:
Bắt đầu đồng hành cùng trẻ sử dụng Internet an toàn càng sớm càng tốt. Trẻ em trong thời đại công nghệ số thường sẽ tiếp xúc với Internet rất sớm, trực tiếp hoặc gián tiếp, chính vì thế, bắt đầu đặt vấn đề và đồng hành cùng con ngay từ “BÂY GIỜ”, “KHÔNG BAO GIỜ LÀ QUÁ SỚM VÀ KHÔNG BAO GIỜ LÀ QUÁ MUỘN”.
Để sử dụng Internet an toàn, trẻ và cha mẹ cần nắm vững 6 đặc tính của Internet đã đề cập ở trên và cách thức tư duy để giảm rủi ro khi gặp các trường hợp khác nhau.
Chính vì thế, hãy để cho trẻ em biết rằng:
- Cần phải suy nghĩ thật kỹ trước khi chia sẻ, dù là thông tin của mình hay thông tin của người khác. Nếu con không muốn người khác làm điều gì đó với mình thì cũng đừng làm điều đó với người khác. Cũng giống như bạn bảo con mình hãy nhìn cẩn thận cả hai phía trước khi qua đường hoặc đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy, hãy dặn các con suy nghĩ trước khi chia sẻ trên mạng.Hãy để trẻ biết rằng các quy tắc áp dụng trong cuộc sống thực cũng áp dụng trên mạng.
Lưu ý với mỗi độ tuổi của trẻ, cách đặt vấn đề của cha mẹ sẽ khác nhau theo đặc điểm lứa tuổi, tâm sinh lý của trẻ.
Độ tuổi 6 – 11 tuổi:
Hoạt động chủ yếu của giai đoạn này là học tập, bước vào các hoạt động trí nhớ, tư duy để trẻ bước vào trường học, đây là bước ngoặt quan trọng. Nội dung học tập được mở rộng nên ngôn ngữ của trẻ vượt ra phạm vi những từ ngữ sinh hoạt cụ thể mà đã bao gồm nhiều khái niệm khoa học trừu tượng. Đến cuối độ tuổi này nhân cách của bé được hình thành với những nếp sống, thói quen, những hành vi có ý thức, tự khép mình vào quy tắc xã hội hoặc theo những giá trị bản thân đã chấp nhận. Từ quan hệ ruột thịt dần dần chuyển sang quan hệ xã hội, trẻ có sự thay đổi môi trường sống, không phải môi trường quen thuộc như trước đây mà vươn ra quan hệ ngoài xã hội như là quan hệ thầy cô, bạn bè. Đây là giai đoạn hình mẫu, cho nên cha mẹ ở giai đoạn này không phải là người toàn năng trước mặt bé nữa mà vai trò hình mẫu rất quan trọng ở giai đoạn này.
Việc người lớn sử dụng quá nhiều các thiết bị điện tử sẽ ảnh hưởng đến trẻ. Trẻ có xu hướng làm theo người lớn. Thêm nữa cha mẹ nên có một bản thỏa thuận rõ ràng với trẻ về thời lượng sử dụng internet trong ngày, nội dung trẻ có thể truy cập.
Tham khảo cách đồng hành với con ở những lứa tuổi khác tại đây.
** Bài viết được lược trích từ Cẩm nang cha mẹ thời đại số đồng hành cùng con sử dụng Internet an toàn của Viện Nghiên cứu Quản lý Phát triển bền vững (MSD Việt Nam).