undefined

Học sinh THPT Olympia thảo luận về Phong trào chống phân biệt chủng tộc ở Mỹ

20 September, 2021

Cuối tháng 5 vừa qua, vụ việc một người đàn ông da đen tại Mỹ đã qua đời sau khi bị cảnh sát khống chế đã kéo theo nhiều cuộc biểu tình, bạo loạn, cướp phá đang diễn ra tại nước Mỹ. Cùng với đó là sự bùng nổ thông tin trên tất cả các phương tiện truyền thông báo chí và mạng xã hội của thế giới với nhiều quan điểm và ý kiến khác nhau.

Thầy Lê Thành Trung (áo trắng) Nghiên cứu sinh Tiến sĩ tại ĐH California San Diego, Hoa Kỳ trong buổi thảo luận với học sinh 

 

Trong bối cảnh “thời sự” nóng bỏng đó, các bạn học sinh Olympia nhiều ngày qua cũng thường xuyên theo dõi, tìm hiểu và mong muốn được nói lên quan điểm cá nhân của mình về các vấn đề đó. Vì vậy các bạn học sinh THPT đã chủ động đề xuất tổ chức buổi thảo luận về chủ đề “Phong trào chống phân biệt chủng tộc tại Mỹ” vào ngày 05/06/2020. Khách mời tham dự gồm có:

  • Thầy Lê Thành Trung, Nghiên cứu sinh Tiến sĩ tại ĐH California San Diego, Hoa Kỳ.
  • Thầy Nhữ An Lâm Đức, tốt nghiệp ĐH Saint John’s, Hoa Kỳ, hiện đang dạy bộ môn Humanities tại trường Olympia.
  • Cô Nguyễn Vũ Thanh An, Thạc sĩ Giáo dục học (ĐH Havard, Hoa Kỳ), hiện đang công tác tại văn phòng tư vấn Đại học, Du học và Hướng nghiệp (UCC) Olympia.
  • Bạn Doãn Hoàng Nhi, học sinh lớp 12 Olympia và là Chủ tịch CLB Teapot Society (CLB bàn luận về các vấn đề triết học và xã hội).

 

Buổi thảo luận diễn ra trong không khí cởi mở và thoải mái

 

Buổi thảo luận tập trung vào 4 vấn đề chính:

  1. Trên mạng đang có phong trào #AllLivesMatter đáp trả lại phong trào #BlackLivesMatter, liệu có bên nào đúng, bên nào sai?
  2. Biểu tình trong đại dịch COVID-19 có phải lựa chọn tốt không?
  3. Bạo lực và cướp phá có nên được chấp nhận nhân danh “đòi quyền bình đẳng”?
  4. Với tư cách là một người châu Á sinh sống ở Việt Nam, tại sao chúng ta phải cần quan tâm đến một vấn đề tưởng chừng xa xôi này?


Theo chia sẻ từ ban tổ chức, mục đích chính của buổi thảo luận không phải để rạch ròi quan điểm nào đúng nào sai mà là cơ hội để các bạn học sinh tiếp cận với những thông tin mới mẻ và có thêm điểm nhìn đa dạng hơn về các vấn đề trên từ những chia sẻ của những khách mời là những người có kiến thức và trải nghiệm.
“Không chỉ là một cơ hội vận dụng những gì đã học về Lịch sử thế giới, về Pháp luật cũng như rèn luyện kĩ năng phân tích, tư duy phản biện trong thời đại đa dạng thông tin như hiện nay, buổi thảo luận là cơ hội để các bạn học sinh suy nghĩ sâu, rộng và đa chiều hơn về thế giới phẳng ngày nay. Đồng thời, việc tham gia bàn luận về những vấn đề thời sự thế này cũng có thể khiến các bạn trẻ suy nghĩ nhiều hơn về trách nhiệm công dân của bản thân, không chỉ ở trong một quốc gia, mà còn mở rộng ra toàn cầu, cô Bùi Trà My – Thành viên Ban giám hiệu THPT chia sẻ.

Bạn Trịnh Diễm Quỳnh, học sinh lớp 11 cũng rất ấn tượng với buổi thảo luận và biết thêm về lịch sử “Phong trào chống phân biệt chủng tộc” được chị Doãn Hoàng Nhi chia sẻ. Ngoài ra, Diễm Quỳnh còn hiểu thêm về vấn đề biểu tình và các cuộc bạo loạn, cướp bóc đang diễn ra tại Mỹ không phải là một hành động biểu tình tích cực mà có thể là những phần tử tội phạm muốn lợi dụng bối cảnh phức tạp đó để ra tay hành động. “Mình có thêm tên của nhiều cuốn sách thú vị mà thầy Trung gợi ý để hiểu hơn về các vấn đề đưa ra thảo luận hôm nay”.

Trong bối cảnh toàn cầu hóa, các bạn học sinh Olympia luôn được trang bị kiến thức rộng mở, mới mẻ và hiện đại đồng thời quan tâm đến những biến động của xã hội, có trách nhiệm với những thay đổi đó bằng những hành động cụ thể thiết thực.

 

Share:

Related post