Olympia đẩy mạnh ứng dụng Công nghệ thông tin trong dạy học và quản lý vận hành nhà trường
21 September, 2021
Trong kỷ nguyên 4.0 các ứng dụng về công nghệ thông tin đang len lỏi sâu vào cuộc sống của con người và chi phối mạnh mẽ các hoạt động sinh hoạt và sản xuất. Trong bối cảnh đó, trường Olympia cũng đã nhanh chóng triển khai các ứng dụng công nghệ thông tin vào trong giảng dạy và quản trị vận hành nhà trường mang lại hiệu quả cao cho học sinh, phụ huynh và giáo viên.
Những tiết học không chỉ có bảng trắng, sách giáo khoa và giấy bút
Bước vào một tiết học bất kỳ của Olympia các bạn không chỉ nhìn thấy những bài giảng với những công thức, ghi chú, nội dung bài học trên bảng trắng mà còn là những slide giảng bài sinh động, những clip minh họa độc đáo, những học liệu mới mẻ… để tạo hứng thú cho các bạn học sinh và giúp cho nội dung bài học hấp dẫn cùng với nguồn kiến thức rộng mở hơn.
Được tiếp cận với các hình thức học tập sử dụng nhiều đến công nghệ thông tin từ khá lâu đã tạo nền tảng vững chắc giúp các bạn học sinh Olympia nhanh chóng bắt kịp với hình thức học tập trực tuyến trong giai đoạn cách ly xã hội vì dịch bệnh COVID-19. Các thầy cô giáo cũng đã chuẩn bị các giáo án điện tử, học liệu trực tuyến để cùng các bạn học sinh bước vào “lớp học đảo ngược”. Với phương pháp học tập này, học sinh sẽ được nhận nội dung bài học, tài liệu tham khảo và các hướng dẫn tìm hiểu bài học mới trước khi lên lớp. Giờ học trên lớp sẽ dành cho các hoạt động học tập giúp học sinh làm chủ các kỹ năng thông qua bài tập thực hành và thảo luận nhóm. Như vậy, học sinh sẽ được phát huy tính chủ động trong việc tìm hiểu, nghiên cứu lý thuyết và tiếp cận với nguồn học liệu phong phú ngoài kiến thức trong sách giáo khoa. “Lớp học đảo ngược” đã mang lại hiệu quả rất tốt trong giai đoạn này và vẫn được duy trì, phát triển ngay cả khi học trực tiếp trên lớp.
Những tiết học sử dụng nhiều ứng dụng công nghệ thông tin
Không vì dịch bệnh mà các lớp học kém đi phần sôi động, những dự án học tập kém đi phần thú vị khi chuyển sang hình thức trực tuyến. Đó là các dự án như: Bảo tàng thất bại trực tuyến của nhóm học sinh THPT; OLMUN (Hội nghị mô phỏng liên hợp quốc) của khối 10; mô phỏng Hội nghị Thượng đỉnh EU của khối 9… vẫn được diễn ra đúng với kế hoạch. Dường như, chính bối cảnh lúc ấy càng thúc đẩy sự sáng tạo và linh hoạt ứng phó với những biến động mới của xã hội của cả thầy trò Olympia.
Dự án "Bảo tàng thất bại" trực tuyến của học sinh THPT
Cũng trong giai đoạn COVID, các trường học tuy đóng cửa nhưng Olympia vẫn “mở cửa” để không ngừng học tập và đổi mới, kiện toàn các nền tảng công nghệ thông tin, đường truyền internet để phục vụ cho các tiết học trực tuyến được diễn ra xuyên suốt. Cùng với đó là những buổi đào tạo cho các CBGV về các ứng dụng học trực tuyến như: Team, Zoom, School online; chia sẻ về các giáo án điện tử hay; tìm kiếm các nguồn học liệu mới… vẫn liên tục được tổ chức.
Những đổi thay của công nghệ thông tin vẫn được tiếp tục tại Olympia
Ngoài các tiết học dùng power point trình chiếu, clip, học liệu trực tuyến, các thầy cô Olympia đã liên tục cập nhật những ứng dụng mới, sáng tạo những tiết học hay có sử dụng các nền tảng số khác như: sử dụng Kahoot trong dạy học Toán, bảng điện tử dùng trong các tiết ôn tập bộ môn Âm nhạc… Ngoài ra, các bạn học sinh Olympia đều được khuyến khích thực hiện các bài tập, dự án học tập trên các nền tảng CNTT như: video, poster, power point, canva... trong các hoạt động khảo sát, lập kế hoạch, thuyết trình, thiết kế poster, logo, tổ chức game ...… Điều này đã góp phần hình thành các kỹ năng học tập hiện đại tiệm cận với sự phát triển của giáo dục thế giới và nhanh chóng hòa nhập với kỷ nguyên số ngày nay.
Cũng trong giai đoạn dịch chuyển mạnh mẽ từ giảng dạy truyền thống sang sử dụng các ứng dụng CNTT đã giúp cho các giáo viên Olympia có thêm những kiến thức mới, kỹ năng mới và kinh nghiệm phong phú để chia sẻ với các diễn đàn giáo dục quốc tế mang về nhiều giải thưởng cao như: cô Lê Thanh Hà (giáo viên Khoa học) đạt giải nhất tại Diễn đàn Giáo dục Toàn cầu Microsoft 2017 (tổ chức ở Canada); Cô Nguyễn Thị Tâm, Lê Thu Giang (giáo viên Văn) đạt giải 3 quốc gia dạy học trên nền tảng Công nghệ thông tin do Microsoft tổ chức…
cô Lê Thanh Hà (giáo viên Khoa học) đạt giải nhất tại Diễn đàn Giáo dục Toàn cầu Microsoft 2017 (tổ chức ở Canada)
Công nghệ 4.0 hỗ trợ tích cực trong công tác Quản trị nhà trường
Các ứng dụng công nghệ thông tin không chỉ được sử dụng giảng dạy mà còn được sử dụng nhiều trong hoạt động quản lý vận hành nhà trường. Olympia là trường học đầu tiên triển khai hệ thống nhận diện gương mặt của học sinh khi ra vào trường phục vụ công tác điểm danh, kiểm soát an toàn trong trường. Ngoài ra, còn có ứng dụng sổ liên lạc điện tử Schools online với nhiều tính năng thông minh được tích hợp như: Thông báo về các hoạt động hàng ngày, nhận xét hoạt động ở trường của con, thông báo điểm các môn học, đặt ăn trực tuyến hàng tuần, trao đổi với các giáo viên…
Hệ thống đặt ăn và lấy phiếu ăn hàng ngày bằng vân tay đã được triển khai khá lâu trước đó cũng đã giúp học sinh hiểu hơn về cách tự quản lý tài chính, chủ động lên kế hoạch và nhà trường dễ dàng hơn trong kiểm soát các xuất ăn, chế độ dinh dưỡng phù hợp cho học sinh… Đặc biệt, trong năm học này, Olympia đã mua bản quyền chương trình Office 365 của Microsoft cho tất cả GVNV và học sinh sử dụng với trọn vẹn bộ công cụ hữu ích như: world, excel, one drive, team, plan… cùng với đó là các buổi đào tạo bài bản của chuyên gia Microsoft.