undefined

4 câu chuyện trưởng thành từ nước Mỹ của Olympian Chương trình Quốc tế

24 June, 2022

4 câu chuyện trưởng thành từ nước Mỹ của Olympian Chương trình Quốc tế

Sau một năm học tại Mỹ các bạn học sinh Chương trình Quốc tế đã chia sẻ những bài học lớn của mình có được trong quá trình học tập tại trường Marianapolis.

 

Bước ngoặt từ đam mê thiết kế sang trường top 4 thế giới ngành Hospitality

Trở về từ nước Mỹ sau một năm học tại Marianapolis, Lê Hòa Bảo Trân đã có lựa chọn cho mình khi chỉ vài tháng tới đây, Trân sẽ sang Thụy Sỹ theo học ngành Hospitality (quản trị khách sạn) tại Les Roches International School of Hotel Management - trường top 3 thế giới về ngành quản trị khách sạn (theo bảng xếp hạng QS University ranking 2021). Môi trường học tập tại Mỹ khiến Trân nhận ra mình hợp hơn với hoạt động xã hội, phát triển khả năng giao tiếp cùng cơ hội tốt để Trân hiểu hơn về ngành hospitality. Mạnh dạn dấn thân, không ngừng thử thách chính mình và hiểu rõ thế mạnh của bản thân là những giá trị thầy cô và bạn bè thấy rõ ở Bảo Trân.

 

Bảo Trân (thứ 2 từ bên phải) đã quyết định theo đuổi ngành Quản trị khách sạn ở bậc đại học, bước ngoặt quan trọng được đưa ra khi sang Mỹ.

 

Đam mê thiết kế và sáng tạo từ lâu nhưng chỉ đến khi sang Mỹ với nhiều cơ hội thực hành trong các lớp nghệ thuật, Trân nhận ra mình không đủ kiên nhẫn để vẽ cũng như hiểu hơn về tính cạnh tranh của ngành sau khoảng thời gian được đi thực tập. Không mất quá lâu để Trân tìm ra lựa chọn mới cho bậc đại học với sự hướng dẫn và hoạt động hướng nghiệp tại trường Marianapolis. Tận dụng những kinh nghiệm và kiến thức đã có, bài luận về hoạt động từ thiện tại bệnh viện huyết học trung ương khi còn ở Việt Nam đã giúp Trân đặt chân tới cánh cửa ngôi trường danh tiếng. 

“Chỉ khi thực tế trải nghiệm ngành học cũng như hiểu rõ hơn về định hướng nghề nghiệp, mình mới nhận ra đâu là lựa chọn phù hợp cho mình. Môi trường học tại Mỹ cho phép mình nhiều cơ hội để thử và trải nghiệm giúp mình hiểu rõ hơn về bản thân chứ không đơn thuần là một công cụ hướng nghiệp. Learning by doing - học tập thông qua thực hành là điều mình trân trọng nhất trong thời gian tại Marianapolis.”

 

Mở quán cafe trong trường học: Bài học kinh doanh thực tế

Đào Trung Hải - học sinh chương trình Quốc tế tự hào khoe tấm hình về gian hàng startup cà phê xuất hiện trên cuốn catalogue của trường Marianapolis, giới thiệu về khóa học kế hoạch kinh doanh và khởi nghiệp. Với Hải, bức hình không phải một điều gì “to tát” nhưng khiến cá nhân em nhớ lại một trải nghiệm ý nghĩa và thiết thực có được khi học tại Marianapolis.

 

Hàng cà phê của Hải trên catalog giới thiệu môn học nhà trường. 

Nhấn mạnh vào tính thực tiễn của việc học, chương trình tại Marianapolis trao cơ hội cho học sinh chủ động giải các bài toán kinh tế, mô hình kinh doanh của bản thân. Quán cà phê của Trung Hải ra đời từ lớp học đó, giúp học sinh trở thành những doanh nhân tập sự, dấn thân vào công việc kinh doanh - từ việc phân tích, lên kế hoạch chiến lược, giải quyết vấn đề, quản lý rủi ro… Trung Hải cùng cả nhóm phải chuẩn bị tất cả các khâu, từ chuẩn bị nguyên liệu, thiết kế quầy hàng, học cách định giá cà phê, lên “chiến lược” kinh doanh phù hợp. Không dự trù được số người sẽ tới mua hàng, quầy cafe của Trung Hải đã có lúc không đủ nguyên liệu để bán.


Đào Trung Hải (ngoài cùng bên trái) cùng các bạn học chụp ảnh tại trường Marianapolis, Mỹ.

“Bọn mình khá bất ngờ khi vào ngày đầu tiên, số người tới cửa hàng vượt quá kỳ vọng. Lúc đó, cả nhóm phải tìm một nguồn nguyên liệu khác mua gấp để bán cho mọi người. Mình thấy những biến cố nho nhỏ ấy thực sự có ý nghĩa vì trong kinh doanh thực tế, đó hoàn toàn là các tình huống thật cần chuẩn bị và lường trước. Không có thất bại trong lớp học thực tế, chỉ là bọn mình có thêm ít hay nhiều bài học cho bản thân mà thôi.”

Không chỉ vậy, là một người ham học hỏi với kiến thức sâu rộng, Trung Hải duy trì được mức điểm GPA rất cao (4.0 tại Việt Nam và 3.63 khi học tại Mỹ). Với những thành tích và điểm số đáng nể, Trung Hải sẽ bước vào đại học Loyola Marymount mùa thu tới đây cùng với chuyên ngành học Marketing - Business, đúng như những gì Hải mong đợi.

 

Hai lần học tại nước Mỹ ghi dấu sự trưởng thành

 

Từng có thời gian học lớp 10 tại Mỹ, Đặng Thế Trung - học sinh lớp 12 chương trình quốc tế, phải trở về nước do tình hình Covid. Lần trở lại Marianapolis này là cơ hội thứ 2 của Thế Trung tại Mỹ, ghi dấu sự trưởng thành và tự lập hơn rất nhiều so với lần đầu tiên bỡ ngỡ.

 

“Mình thấy điều ý nghĩa nhất tại Mỹ là việc mình tự lập và trưởng thành hơn. Dù là lần thứ hai tại Mỹ, đây là lần đầu tiên mình thấy mình chủ động hơn với cuộc sống của bản thân: Tự lo cho việc học, tự nộp hồ sơ đại học, không cần nhiều sự trợ giúp của bố mẹ… Đây là giá trị lớn nhất mà việc học tại nước ngoài mang lại khi con được thả vào một môi trường mới mà ở đó mọi thứ đều mới mẻ, rèn cho mình tính tự chủ và bản lĩnh hơn.”

Đặng Thế Chung chụp hình trong lễ tốt nghiệp cuối năm lớp 12. 

Sự tự lập và trưởng thành của Thế Trung ghi dấu với những kết quả tốt trong mùa nhập học đại học năm nay khi Thế Trung đã nhận được thư chấp nhận vào 5 trường lớn tại Mỹ: Bentley University, Denison University, Xavier University, Florida Southern College và Temple University. Denison University, Xavier University và Florida Southern College mỗi trường cấp học bổng cho Thế Trung khoảng gần 600 triệu VNĐ/năm. Chia sẻ về lựa chọn của mình, Thế Trung gần như chắc chắn mình sẽ theo học tại Bentley University (bang Massachusetts) - ngôi trường lọt top 100 trường tốt nhất về ngành kinh doanh theo U.S. News & World Report 2021. 

 

Câu chuyện nghệ thuật dân gian đưa nữ sinh chương trình quốc tế tới Emerson College

Bước ra ngoài thế giới không chỉ là cách để mỗi bạn học sinh có thêm bài học mới, tiếp cận với nền giáo dục hiện đại, tăng thêm tính tự lập và hiểu bản thân; bước ra ngoài thế giới còn là cách để những người trẻ Việt hiểu thêm về bản sắc Việt, trân trọng những giá trị truyền thống của dân tộc, có quan điểm cởi mở và góc nhìn văn hóa đa dạng. Là một người sống tích cực, tham gia nhiều hoạt động của nhà trường, Nguyễn Phương Ngân lại chọn cho mình câu chuyện về tranh dân gian  làm chất liệu cho bài luận đại học của mình. 

 

 

Sau khi biết được nhận vào Emerson College, Phương Ngân đã quyết định dừng việc ứng tuyển vào các trường đại học khác. 

 

Trong bài luận vào ngôi trường đại học khai phóng Emerson College, Phương Ngân tự sự:

“Tôi từng ngồi hàng giờ liền trong văn phòng của bố, ngắm nhìn những thước vải bóng mượt - bức tranh lụa hài hòa trên nền bầu trời màu ngọc trai, dòng nước xanh mơ màng và hình ảnh người con gái Việt thướt tha trong tà áo dài. Đầy say mê, tôi cố gắng vẽ lại những thứ đó bằng sáp màu. Hơn 10 năm đã trôi qua, với niềm đam mê và quyết tâm đi tìm lại những giá trị văn hóa truyền thống, tôi muốn hiểu hơn về tranh Đông Hồ - nghệ thuật tranh khắc gỗ in trên giấy dó, một nét nghệ thuật truyền thống Việt. 

 

Tuy nhiên, thế hệ trẻ em Việt sau này khó có cơ hội được chiêm ngưỡng lại những nét đẹp đó… Sự phát triển của công nghệ đã tạo ra nhiều thay đổi cho công nghiệp nghệ thuật Việt Nam. Nghệ thuật đã trở thành một thứ văn hóa xa xỉ khi thu nhập của người dân ít ỏi trong khi một bức tranh sơn mài có giá lên tới hàng trăm triệu đồng.Tôi muốn theo học ngành truyền thông và nghệ thuật tại Emerson để hiểu hơn về cách giúp nghệ thuật trở nên phổ cập, dễ tiếp cận hơn với người dân Việt Nam.”

 

Nghệ thuật truyền thông và ngành kinh doanh hiện đại, giá trị Việt đan cài trong môi trường giáo dục cấp tiến… Phương Ngân hiểu rằng đó không phải những điều xa lạ mà hài hòa, hỗ trợ lẫn nhau. Hành trình tới nước Mỹ - sau rất nhiều lần mất định hướng, của Phương Ngân có cả những câu chuyện ngày nhỏ, theo em trong bài luận học bổng để rồi mở ra cơ hội giúp Ngân kết nối với cả Việt Nam và thế giới hiện đại. 

 

 

 

 

 

 

 

 

Share:

Related post