undefined

Chương trình Tiểu học Olympia

20 Tháng 9, 2021

Chương trình giáo dục cấp Tiểu học hướng đến mục tiêu khai mở tiềm năng, chú trọng phát triển đa giác quan, phát huy tính tò mò khám phá trong mỗi học sinh. Chương trình giáo dục, môi trường học tập và phương pháp được thiết kế và triển khai dựa trên cách nhìn nhận: mỗi đứa trẻ như một cá nhân duy nhất với các lĩnh vực phát triển khác nhau. Chương trình chú trọng tạo điều kiện thuận lợi nhất để trẻ tự chủ trong một cộng đồng học tập an toàn, thân thiện.

Từ đó, chúng tôi dạy trẻ biết quan tâm, tôn trọng và trách nhiệm.  

 

 

 

Chương trình Tiểu học đa dạng về môn học. Những môn học như Thể chất, Nghệ thuật (Âm nhạc, Mĩ thuật, Kịch nghệ)... được chú trọng phát triển bên cạnh những môn Khoa học cơ bản, Công nghệ, Tin học, Tiếng Anh… Đồng thời, học sinh được tăng cường tương tác trong các hoạt động học tập trải nghiệm, các dự án tích hợp liên môn, đời sống học đường trong chương trình phát triển con người LiFE và Câu lạc bộ tự chọn... 


 

 

 

Giáo viên Tiểu học là những người truyền cảm hứng, khơi gợi tư duy, dõi theo sự phát triển của học sinh và hỗ trợ kịp thời về mặt học tập và rèn luyện tính cách, phẩm chất. Phương pháp dạy học tạo điều kiện để học sinh huy động các giác quan, chủ động tìm tòi khám phá, tìm hiểu bản chất vấn đề, phát huy trí tò mò và năng lực sáng tạo trong quá trình học tập. Từ đó, chúng tôi mong muốn phát triển động lực học tập tự nhiên và sự tự tin vào bản thân của mỗi học sinh. 

 

 

Mỗi lớp học tại Tiểu học là một cộng đồng tích cực, an toàn và tương hỗ. Học sinh có điều kiện được tự cân nhắc, lựa chọn, đưa ra quyết định và chịu trách nhiệm với những quyết định của mình, đồng thời trở thành những người biết tôn trọng và quan tâm.

Dạy trẻ tò mò & sáng tạo 
“Chúng tôi bắt đầu dạy trẻ về tính từ một cách đơn giản: em hãy cảm nhận và miêu tả mọi thứ xung quanh. Học sinh phân biệt từ loại cơ bản không bằng định nghĩa cứng nhắc do giáo viên đưa ra. Bài học mở đầu bằng một hộp ô mai để học sinh nếm thử, sau đó các em sẽ nói lên cảm nhận vị giác của mình. Chính những từ miêu tả cảm nhận đó là một loại tính từ.  

 

“Những bài học về từ vựng hay văn học đều giúp khơi gợi sự tò mò, để học sinh chủ động.”
-- Chia sẻ từ cô Vũ Thị Thúy Hường, giáo viên tiếng Việt, Tiểu học Olympia. 


Phải hiểu bản chất của ngôn ngữ và tư duy ý tưởng thì sự sáng tạo của học sinh mới không bị giới hạn và ràng buộc.” 

 

Share:

Bài liên quan