undefined

[Global classroom] Những lớp học toàn cầu "tái xuất" tại Olympia

06 Tháng 10, 2021

 

 

Công nghệ cho phép thầy cô giáo và các bạn HS kết nối với thế giới bất kể khoảng cách địa lý và chênh lệch múi giờ. Các lớp học online chính là không gian lý tưởng để thầy cô Olympia triển khai mô hình lớp học toàn cầu - nơi học sinh, giáo viên và chuyên gia tổ chức trải nghiệm học tập, giao lưu gắn kết với lớp học, trường học, hay cộng đồng ở một hoặc nhiều điểm cầu trên thế giới.

Sự kết nối đa quốc gia, đa văn hóa này mang tới không khí mới mẻ, giàu ý nghĩa và tạo cảm hứng cho học sinh. Mô hình lớp học toàn cầu là mô hình các trường học trên toàn thế giới được kết nối với nhau qua nhiều bộ môn học như Toán, Lí, Hóa, Sinh, Tiếng Anh, Lịch sử…Vậy là, bằng các công cụ như Teams, Zoom, cô giáo và học sinh ở tại Hà Nội hoặc bất kỳ tỉnh thành nào có thể kết nối với một hoặc nhiều lớp học trên thế giới và cùng thực hiện các hoạt động học tập.

Mô hình lớp học toàn cầu tại Olympia vượt khỏi tầm của một sự kiện học tập, mà được cùng kiến tạo giữa học sinh và giáo viên các quốc gia để trở thành trải nghiệm học tập mang tính hợp tác, có chủ đích trong lựa chọn chủ đề, các platform, công cụ số, tạo hứng thú tham gia vào một cách có ý nghĩa đặc biệt trong các vấn đề toàn cầu.

Mô hình lớp học toàn cầu đảm bảo các yếu tố 

  • Môi trường học tập lấy người học làm trung tâm, an toàntôn trọng sự đa dạng  

  •  những trọng tâmchủ đích về kiến thứcnăng lực  ràng  

  • Kết hợp với các cách đánh giá quá trình  kết quả học tập  

  •  tính gắn kết cộng đồnghướng đến mục tiêu nhân vănphát triển bền vững  

Môi trường học tập lấy người học làm trung tâm  

Thông qua việc củng cố và mở rộng các nội dung và cách thức học tập, tương tác đa dạng với người học đến từ các quốc tịch, nền văn hóa khác nhau, sẽ từng bước xây dựng cho học sinh nhận thức và tư duy toàn cầu, sự chủ động, tự tin trong giao tiếp và ứng dụng công nghệ thông tin thành thục.

Các học liệu và sự giao lưu, tương tác cũng giúp các em được kết nối với những gì đã học và quen thuộc trong nền văn hóa của mình để mở rộng ra các góc nhìn, khái niệm và kết nối mới, trở thành những con người có tư duy cởi mở, ham học hỏi và thấu cảm với mọi người. Kết quả, sản phẩm học tập của học sinh được ghi nhận và đánh giá phù hợp với mục tiêu của từng hoạt động dạy học, do vậy, không ảnh hưởng đến chương trình, mà trái lại, giúp học sinh hiểu sâu hơn, hứng thú hơn.

Có nhiều nghiên cứu cho thấy học sinh tham gia lớp học toàn cầu có kết quả cao hơn các học sinh không có trải nghiệm này (Theo Jennifer V. Lock). Lớp học toàn cầu còn giúp học sinh nuôi dưỡng tình bạn xuyên biên giới, giúp tạo nên một tuổi thơ với các kỷ niệm khó quên.

 

Tính gắn kết cộng đồng  

Cộng đồng được hiểu là trong chính lớp học, giữa thày cô với học trò, trong nhà trường, với các nhóm bạn, lớp, trường ở quốc gia khác, lĩnh vực ngành nghề khác, hay thậm chí ở nhiều quốc gia, mang tính toàn cầu. Mô hình lớp học toàn cầu giúp kết nối các đặc điểm trên để làm phong phú, sâu sắc và đẩy nhanh hơn quá trình học tập trong và ngoài nhà trường của học sinh. Mô hình lớp học toàn cầu vượt khỏi tầm của một sự kiện học tập, mà được cùng kiến tạo giữa học sinh và giáo viên các quốc gia để trở thành trải nghiệm học tập mang tính hợp tác, có chủ đích, tạo hứng thú tham gia một cách có ý nghĩa.

Tính chủ đích thể hiện ở lý do và cách thức kết nối, giao tiếp và hợp tác là yếu tố mang tính quyết định đến sự thành công của mỗi nhiệm vụ học tập nhằm cùng xây dựng hiểu biết, hình thành kiến thức và năng lực cho học sinh.

Từ nay đến tháng 12 năm 2021, một số lớp học toàn cầu sẽ triển khai trong các bộ môn:

Bộ môn tiếng Anh: Dự án Global Read Aloud – Sáng kiến "đọc to kết nối thế giới qua một cuốn sách", được ra đời tại Hoa Kỳ từ 10 năm trước với hàng triệu học sinh từ nhiều nước cùng tham gia trong 6 tuần của tháng 10 và 11 hàng năm. Dự án này được triển khai ở một số khối lớp trong năm học này và hướng tới mục tiêu chung:
  • Nuôi dưỡng và phát triển niềm yêu thích đọc sách nói chung và sách ngoại ngữ nói riêng.
  • Nâng cao năng lực giao tiếp tiếng Anh với giáo viên và học sinh từ các quốc gia
  • Hình thành kỹ năng tư duy phản biện, sáng tạo, hợp tác thông qua các hoạt động học tập.
  • Ứng dụng công nghệ thông tin trong học tập
  • Mở rộng cơ hội giao lưu quốc tế, bồi đắp sự hiểu biết đa văn hóa, sự thấu cảm.
Bộ môn ICT: Lớp học toàn cầu về Tư duy máy tính và nhập môn lập trình tư duy SCRATCH cho khối 4-5-6 phối hợp với STEAM for Vietnam, 60 học sinh kết nối với hàng nghìn bạn người Việt Nam trên 34 nước, với sự hướng dẫn của các giảng viên ĐH và các kỹ sư công nghệ người Việt đến từ công ty công nghệ hàng đầu thế giới của STEAM for Vietnam cùng sự hướng dẫn, hỗ trợ của giáo viên ICT trường Olympia, vào sáng thứ 7 hàng tuần, từ tháng 9 đến tháng 12 năm 2021 (14 buổi học).
Olympia hi vọng sẽ kết nối với nhiều tổ chức, trường học uy tín trên thế giới trong nhiều hoạt động, chương trình nhà trường. Chủ trương hội nhập quốc tế mạnh mẽ cũng nằm trong lộ trình đưa nhà trường vươn tới chất lượng quốc tế, thông qua chương trình kiểm định trường học của WASC và triển khai chương trình Tú tài quốc tế IB trong những năm tới tại Olympia.

 

Share:

Bài liên quan