undefined

Dạy học Lịch sử bằng Tiếng Anh - tại sao không?

04 Tháng 12, 2023

Ở Olympia, việc phát triển năng lực toàn cầu và bồi đắp tiếng Anh thành ngôn ngữ thứ nhất cho học sinh là một trong những trọng tâm được các cấp học chú trọng triển khai. Với định hướng đó, bên cạnh nhiều môn học và hoạt động giáo dục đã có “truyền thống” dạy song ngữ, từ năm học 2022-2023 THPT Olympia bổ sung giảng dạy Khoa học xã hội (Lịch sử, Địa lý, Kinh tế) bằng tiếng Anh.

“Đối với chương trình Lịch sử ở cấp THPT, theo chương trình GPDT 2018, học sinh sẽ được học theo các chủ đề học tập với định hướng chuyên sâu hơn. Trong số các chủ đề này, thầy cô sẽ lựa chọn những nội dung có nguồn tài liệu tiếng Anh phong phú, phù hợp với mục tiêu giáo dục để giảng dạy song ngữ. Ví dụ như, với khối 10 sẽ học Lịch sử bằng tiếng Anh về Cách mạng công nghiệp, khối 11 được tìm hiểu về Cách mạng tư sản và chủ nghĩa tư bản. Với sự thay đổi này, Olympians không chỉ được tăng cường thời lượng học tập bằng tiếng Anh, mà quan trọng hơn là góp phần bồi dưỡng năng lực nghiên cứu tài liệu, tư duy phản biện, sáng tạo,… tạo ra các sản phẩm viết, nghe nói bằng tiếng Anh có sử dụng các tri thức Lịch sử... thông qua những hình thức học tập phong phú. Đây đều là các năng lực cần thiết cho quá trình học đại học cũng như trở thành công dân toàn cầu tương lai của các em”, cô Vũ Thị Loan - Trưởng bộ môn Sử - Địa chia sẻ.

Để thu hút sự hứng thú tham gia của học sinh, cũng như giúp các em học Lịch sử bằng tiếng Anh hiệu quả hơn, từ đầu năm học, các thầy cô tổ Sử-Địa đã định hướng rõ về chương trình và phương pháp học tập tới Olympians. Các tiết dạy được đầu tư tổ chức với đa dạng hình thức, như: mô hình bàn đàm phán, phiên toà giả định, trò chơi, đóng vai…

“Em cảm thấy rất hứng thú khi tham gia những tiết học Lịch sử bằng tiếng Anh về chủ nghĩa tư bản! Chúng em được học theo mô hình Bàn đàm phán. Mỗi nhóm đại diện cho một trong 4 bên: công ty công nghệ hàng đầu thế giới - chính phủ - công đoàn - các tổ chức phi chính phủ, để thảo luận cách giải quyết cho một vấn đề lớn liên quan đến an toàn sức khỏe người lao động và tác hại tới môi trường từ những chất độc hại mà công ty phát thải ra. Đây là bài toán thực tế mà nhiều quốc gia và doanh nghiệp - đại diện cho kinh tế tư bản - đang gặp phải trong quá trình phát triển đất nước. Cách học này qua nghiên cứu tình huống thực tế này khiến em phải làm việc nhiều hơn, vừa nghiên cứu tài liệu, làm việc nhóm, thuyết trình, tranh biện... Nhưng nó cũng khiến em rất phấn khích khi mang tới cái nhìn sâu sắc về một vấn đề của cuộc sống, đồng thời có thêm những góc nhìn đa chiều khác - thông qua phần thuyết trình, tranh biện của đại diện các bên liên quan”, Cao Minh Sơn (khối 11) chia sẻ.

Sau những bài học về quá khứ vừa mang tính lý thuyết, hàn lâm; kết hợp với những tiết nghiên cứu tình huống thực tiễn, Olympians có thể tự tìm thấy lời giải cho vấn đề của thời đại, để đồng kiến tạo tương lai tốt đẹp hơn.

Share:

Bài liên quan